Chống Thấm Cổ Ống tại Đà Nẵng
Chống Thấm Cổ Ống tại Đà Nẵng
Cổ ống xuyên vách hay cổ ống xuyên sàn là một hạng mục không lớn trong tổng thể thi công một công trình xây dựng. Tuy nhiên do đặc điểm kỹ thuật của vị trí này mà nó lại là nơi ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng chống thấm chung của công trình. Chống thấm cổ ống xuyên sàn là một công tác quan trọng để bảo vệ các vị trí đặc biệt trong công trình có hạng mục này.
Hôm nay Công ty chống thấm Nhất Hoàng Long xin chia sẻ cách sử dụng sika chống thấm cổ ống hiệu quả nhất.
Chống thấm cổ ống là gì?
Cổ ống là gì?
Cổ ống được hiểu là một phần của ống kỹ thuật trong phạm vi đi qua và giao cắt với sàn, tường, vách. Là một vị trí kết cấu của sàn vách bị phá vỡ hoàn toàn, việc đổ bù và chống thấm cổ ống cần đặc biệt lưu ý.
Cổ ống xuất hiện ở hầu hết các công trình với tần suất lớn ở các công trình dân dụng và công nghiệp như:
- Sàn mái, sân mái
- Ban công, sân thượng
- Nhà vệ sinh
- Hộp kỹ thuật
- Tầng hầm, tâng kỹ thuật
- Các khu vực liên quan tới nước và sử dụng nước đều có cổ ống.
Phân loại cổ ống
Phân loại theo trạng thái sử dụng:
- Điều kiện sử dụng ống kỹ thuật tĩnh hoàn toàn không có rung động
- Điều kiện sử dụng có sự rung động nhất định: Gần hệ máy móc công suất lớn hoặc được nối trực tiếp với máy bơm cấp hoặc thu nước với khoảng cách gần.
Các cổ ống mà khi hoạt động có độ rung thì cấu tạo của nó thông thường sẽ có thêm cái đĩa chống rung cũng để chống thấm luôn.
Phân loại theo vật liệu chế tạo ống:
Vật liệu chế tạo khá đa dạng và thay đổi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuât. Tuy nhiên có 2 dòng phổ biến:
- Các ống bằng vật liệu nhưa cứng PVC
- Các ống bằng vật liệu kim loại.
Độ bám dính của bê tông với vật liệu kim loại nhìn chung sẽ tốt hơn vật liệu nhựa
Phân loại theo vị trí cổ ống xuyên qua sàn và vách:
- Các cổ ống xuyên sàn theo phương thẳng đứng
- Các cổ ống xuyên sàn theo phương ngang hoặc xiên.
Thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn theo phương thẳng đứng dễ thao tác hơn so việc việc thi công cổ ống xuyên vách theo phương ngang và phương xiên.
Tại sao phải chống thấm cổ ống?
Cổ ống xuyên sàn là hạng mục đặc biệt. Đường ống thường được làm từ nhựa PVC lại đi qua lớp bê tông. Tính chất của bê tông và ống nhựa PVC là khác nhau hoàn toàn nên việc cổ ống bị hở là điều không thể tránh khỏi. Nếu không được thi công chống thấm cẩn thận và hiệu quả thì nước sẽ theo các khe hở giữa ống và bê tông đi khắp công trình.
Thông thường ống xuyên sàn thường xuất hiện ở những nơi có độ ẩm cao và thường xuyên tiếp xúc với nướdc. Khi chống thấm cho nhà vệ sinh chúng ta thường thấy có rất nhiều vị trí có ống xuyên tường: hộp kỹ thuật, đường ống cấp nước cho nhà vệ sinh, đường ống chứa nước thải…
Ở các công trình lớn, các công trình xây dựng công nghiệp việc tồn tại hạng mục ống xuyên sàn cũng không thể tránh khỏi.
Với đặc điểm khác biệt về loại vật liệu và lại nằm trong những khu vực ẩm thấp thường xuyên tiếp xúc với nước. Nên nguy cơ thấm dột từ vị trí ống xuyên sàn là rất cao. Việc thi công chống thấm cho hạng mục cổ ống xuyên sàn là bắt buộc để đảm bảo chất lượng chống thấm cũng như chất lượng sử dụng chung cho các công trình.
Hạng mục chống thấm cổ ống
Chống thấm cổ ống xuyên sàn - chống thấm cổ ống thoát sàn
Các trường hợp thấm nước nhà vệ sinh, phòng tắm nguyên nhân phần lớn liên quan đến ống thoát sàn. Do việc chống thấm cổ ống không đúng quy cách dẫn đến việc thấm nước từ sàn vệ sinh xuống trần nhà tầng dưới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như kết cấu ngôi nhà. Chính vì vậy việc xử lý chống thấm cổ ống thoát nước sàn cần thi công cực kỳ cẩn thận, đúng quy trình.
Chống thấm cổ ống xuyên vách ( xuyên tường)
Việc chống thấm cổ đường ống xuyên tường khó hơn nhiều so với chống thấm cổ ống xuyên sàn. Bởi góc ngang sẽ khó khăn cho việc thi công vữa rót. Việc thi công sẽ cần đến ghép cốp pha hợp lý. Hoặc những thủ thuật giúp việc rót vữa tự chảy thành công mà vữa không chảy ra ngoài.
Vật liệu chống thấm cổ ống
Chống thấm cổ ống bằng sika Latex TH
Sika Latex TH là phụ gia loại nhũ tương Styrene Butadiene cải tiến. Đây là dòng vật liệu nhũ tương chống thấm và kết nối mang nhiều ưu điểm vượt trội so với so với các dòng sản phẩm chống thấm trước đó như:
- Khả năng kết dính cao giữa nhũ tương và các loại vật liệu chống thấm mà Sika Latex TH được tiếp xúc.
- Giảm thiểu hiệu ứng co ngót sau thi công. Do vậy, độ chính xác của nhũ tương chống thấm và kết nối của Sika Latex TH là cực kỳ cao.
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng tính kháng mòn hóa học.
- Trong môi trường có độ kiề cao, Sika Latex TH không bị chuyển thành hạt nhũ tương.
Sika chống thấm cổ ống
Vữa Rót Không Co Ngót Sikagrout 214-11 HS hoặc Mixseal G650
Vữa Rót Không Co Ngót Sikagrout 214-11 HS là sản phẩm vữa thi công xây dựng có nhiều ưu điểm, khả năng thi công chống thấm cho sàn mái bê tông nhanh và hiệu quả sử dụng rất tốt chủ yếu ứng dụng cho các công trình nền móng hoặc công trình chịu lực cơ học. SikaGrout 214-11 HS là vữa rót được thiết kế để kháng lại sự co ngót thông thường của vữa, đồng thời hấp thụ và giảm thiểu các ảnh hưởng của sự rung động đến nền móng.
Chất trám khe : Sikaflex Construcion AP
Chống thấm cổ ống bằng thanh trương nở
Thanh trương nở là một thanh, sợi hỗn hợp chất có khả năng trương nở khi gặp nước. Tạo thành một áp suất nén lâu dài trong khớp nối bê tông không dịch chuyển.
Sự giãn nở của thanh trương nở không phụ thuộc vào nhiệt độ mà phụ thuộc vào độ ẩm. Khả năng hoạt động của sản phẩm bề vững cùng với bê tông.
Thanh tương nở được đặt cách mép bê tông ngoài ít nhất 02 inch. Tính năng nổi bật của sản phẩm này là bền vững trong các kết nối bê tông. Sản phẩm được định hình sẵn nên dễ dàng vận chuyển. Thi công nhanh, tiết kiệm thời gian thi công, nhân lực, vật lực. Tính chất trương nở của sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ ướt/khô của môi trường. Vì vậy, sản phẩm duy trì chống thấm hiệu quả trong điều kiện ẩm ướt.
Keo chống thấm cổ ống
Keo chống thấm với lớp keo kết dính bền chắc, đảm bảo độ bền, độ dẻo, độ dính và đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của nước.
Sử dụng keo nhằm gia cố thêm một lớp chống thấm trên bề mặt cổ ống. Giúp bề mặt không phát sinh bất kỳ tình huống thấm dột nào trong quá trình sử dụng trong một thời gian dài.
Một số sản phẩm keo chống thấm cổ ống có thể kể đến như:
-
Keo chống thấm Sikaflex – 134 Bond & Seal
-
Keo chống thấm Neomax 820
-
Keo chống thấm triệt để TX911
-
Keo chống thấm AS-4001SG
-
Keo chống thấm Sika Multiseal,…
Phụ gia kết nối Penebar Primer
Đây là nhũ tương tăng cường kết dính rất tốt. Penebar Primer được sử dụng để làm chất kết dính giữa bê tông và thanh trương nở hoặc các loại chất trám khe khác.
- Nhũ tương kết dính penebar primer có màu da cam, ở dạng nước lỏng. Độ đậm đặc tối thiểu của sản phẩm là 20%. Điểm nóng chảy tối thiểu của sản phẩm là 93°C. Sản phẩm có thời gian khô: (25°C) 10 phút, thời gian khô: (4°C): 60 phút.
- Đặc biệt, có thể làm sạch với xà phòng và nước. Mật độ sử dụng: 37 m² với bê tông ẩm.
- Sản phẩm nhũ tương kết dính Penebar Primer sẽ bị giảm độ bao phủ khi sử dụng với bê tông khô. Sản phẩm thích hợp sử dụng trên các bề mặt: Bê tông, nhựa, kim loại…
Nhũ tương kết dính Penebar Primer được bảo quản nhiệt độ thấp nhất: (4°C). Nhiệt độ tối thiểu -7°C. Và đặc biệt lưu ý không nên để sản phẩm đông lạnh. Sản phẩm sau khi bề mặt khi khô sẽ trở nên dính.
Quy trình chống thấm cổ ống bằng Sika
Chuẩn bị bề mặt bê tông
- Tháo dỡ dọn dẹp toàn bộ các chướng ngại vật che chắn hoặc ảnh hưởng thi công. Đặc biệt lưu ý khu vực bao quanh cổ ống.
- Trước khi chống thấm ống thoát sàn, đòi hỏi các đường ống hay hộp kỹ thuật cần được định vị. Sau đó lắp đặt hoàn tất, chắc chắn, được trám vữa/bê tông. Độ dày tối thiểu cần đạt được của lớp trám = ½ bề dày bê tông.
- Đối với các hộp kỹ thuật, tường bao cần tiến hành xây trát. Chiều cao cần thiết để đảm bảo hiệu quả gia cố chống thấm là 30cm.
Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Dùng khoan, đục chuyên dụng để xử lý chỗ bê tông thừa.
- Đục rãnh bao quanh cổ ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật.
- Vệ sinh sạch sẽ vụn bê tông, bụi bẩn trên bề mặt
Cách chống thấm cổ ống xuyên sàn
- Quấn thanh thủy trương (cao su trương nở) bao quanh cổ ống thoát nước
- Quét bê tông bằng vật liệu chống thấm cổ ống Sika Latex TH đã được chuẩn bị
- Đổ vữa đổ bù không co ngót để lấp đầy các rãnh đã đục
- Nếu cần thiết có thể sử dụng thêm một số sản phẩm trám khe khác.
Lưu ý:
- Khâu vệ sinh bề mặt sàn sạch sẽ là vô cùng cần thiết. Bởi nó ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm ống thoát sàn.
- Cẩn trọng trong lựa chọn và pha trộn vật liệu chống thấm cổ ống
- Bảo dưỡng khu vực đổ vữa đổ bù không co ngót để tránh rạn nứt do khô nhanh quá.
Chống thấm cổ ống xuyên sàn mới
Đối với những đường ống xuyên sàn mới. Người ta sẽ sử dụng vật liệu lót dưới lỗ để thi công vữa rót dễ dàng. Thường thì vật liệu lót đó là thanh trương nở cao su, một loại vật liệu trương lên khi gặp nước. Khi dùng thanh trương nở để quấn kín lỗ xuyên sàn. Người ta sẽ khuấy vữa không co ngót Grout 101s đổ lên một lớp 2-5cm tùy độ dày sàn. Sao cho còn lại một khoảng thiếu so với cốt sàn để thi công vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng Masterseal Plus. Tiếp đến trộn vữa với TKA Latex để láng lớp bảo vệ cho bằng cốt sàn. Mặt dưới của lỗ chỉ cần tô vữa.
Chống thấm cổ ống xuyên sàn cũ (sửa chữa)
Đối với đường ống xuyên sàn cũ. Trước tiên phải đục bỏ lớp vữa cũ xung quanh cổ đường ống. Sau đó vệ sinh sạch cả bề mặt ống và bề mặt bê tông. Tiếp đến sẽ quấn 1 vòng thanh trương nở cao su. Để tính chính xác chiều dài thanh trương nở cần cắt. Hãy đo đường kính ngoài D của ống, rồi xác định chiều dài thanh trương nở cao su cần đủ là: L = 3,14*D. Sau khi quấn thanh trương nở, người thợ sẽ khuấy vữa grout 101s trong 3-5 phút rồi rót trực tiếp vào vị trí đã đục. Để thiếu khoảng 2 cm để quét màng Masterseal Plus và tô vữa láng cho đủ cao độ sàn.
Chống thấm cổ ống xuyên vách ( xuyên tường)
Cổ ống xuyên sàn xuyên tường của đường ống nước, đường điện.
Chuẩn bị bề mặt
- Tháo dỡ dọn dẹp toàn bộ các chướng ngại vật che chắn hoặc ảnh hưởng thi công.
- Trước khi chống thấm cổ ống xuyên tường, đòi hỏi các đường ống hay hộp kỹ thuật cần được định vị. Sau đó lắp đặt hoàn tất, chắc chắn, được trám vữa/bê tông. Độ dày tối thiểu cần đạt được của lớp trám = ½ bề dày bê tông.
- Đối với các hộp kỹ thuật, tường bao cần tiến hành xây trát. Chiều cao cần thiết để đảm bảo hiệu quả gia cố chống thấm là 30cm.
- Dùng khoan, đục chuyên dụng để xử lý chỗ bê tông thừa.
- Vệ sinh sạch sẽ vụn bê tông, bụi bẩn trên bề mặt
Bài Viết Liên Quan
-
Chống Thấm Tầng Hầm tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Sàn Tầng Hầm tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Sàn Mái tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Dột Mái Tôn tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Tường Nhà tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Sân Thượng tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Nhà Vệ Sinh tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Ngược Tường Nhà tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Bể Các Loại tại Đà Nẵng
-
Chống Thấm Khe Tiếp Giáp tại Đà Nẵng